banner




BIÊN KHẢO

 

CHINH PHỤ NGÂM DIỄN NÔM: MỘT DỊCH PHẨM THẦN KỲ


Đàm Trung Pháp (Phiên bản bổ sung 2020)

Chinh Phụ Ngâm (征婦吟) bằng Hán văn của tác giả Đặng Trần Côn (1705-1745) viết theo lối “trường đoản cú” đã được diễn nôm (dịch sang Việt văn) bằng thể thơ “song thất lục bát” một cách thần kỳ. Tuy nhiên cho đến nay, giữa hai danh tài Đoàn Thị Điểm (1705-1749) và Phan Huy Ích (1751-1822), ai là người đích thực đã hoàn tất công trình diễn nôm này vẫn chưa ngã ngũ.

 

TÚI KHÔN NHÂN LOẠI:
TỤC NGỮ VIỆT NAM VÀ TỤC NGỮ THẾ GIỚI


ĐÀM TRUNG PHÁP




Mọi ngôn ngữ đều có những câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng những nhận xét sắc bén và cảnh giác khôn ngoan về kinh nghiệm sống. Tên của những câu nói ngắn gọn đó là tục ngữ trong tiếng Việt, súyu 俗語 trong tiếng Tàu, proverb trong tiếng Anh, proverbe trong tiếng Pháp, dicho trong tiếng Tây ban nha, proverbio trong tiếng Ý, và Sprichwort trong tiếng Đức. Với khả năng tóm gọn ý tứ, tô điểm cho lời văn thêm mặn mà, và chứng minh lý lẽ một cách hùng hồn, tục ngữ đóng một vai trò đáng kể trong ngôn ngữ thường nhật.

 
GÌN VÀNG GIỮ NGỌC CHO TIẾNG VIỆT
TRUYỀN THỐNG TẠI HẢI NGOẠI

DIỄN-VĂN CHỦ-ĐỀ CỦA GIÁO-SƯ ĐÀM TRUNG PHÁP
TRONG LỄ KHAI-GIẢNG KHÓA HUẤN-LUYỆN VÀ TU-NGHIỆP SƯ-PHẠM CÁC TRUNG-TÂM VIỆT-NGỮ
NAM CALIFORNIA

NGÀY 28-7-2017 TẠI LITTLE SAIGON

Đau lòng phải giã biệt miền Nam khi cộng quân miền Bắc xâm chiếm cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta mang theo được gì? Của cải, danh vọng, bà con thân thuộc, bạn bè thì không, nhưng chúng ta mang theo được văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam truyền thống ra hải ngoại với chúng ta. Sau hơn 40 năm tỵ nạn tại hải ngoại, chúng ta vẫn duy trì được văn hóa và ngôn ngữ đáng trân quý ấy. Các truyền thống văn hóa Việt thể hiện qua các lễ lạc như Tết Nguyên Đán, Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, Giỗ Hai Bà Trưng, Tết Trung Thu...

 
Nguyên Sa: Áo Lụa Hà Đông

Bảy bản dịch tiếng Anh

Phạm Trọng Lệ sưu tầm

Bài thơ tình bất hủ Áo Lụa Hà Ðông (1957)* của thi sĩ và giáo sư triết Nguyên Sa – Trần Bích Lan (sinh 1-3-1932 – mất 18-4-1998) đã được một thế hệ học sinh, sinh viên và dân chúng từ cuối thập niên 50s trở đi ở thủ đô Saigon ưa thích vì lời thơ chân thành, giản dị, nhưng tha thiết trong những câu thơ mới 8 chữ vần ôm bằng và trắc abba ở cuối câu, nhưng tác giả thêm một vần thông ở giữa câu, khi vần ôm không “chỉnh”, và đó là dụng ý của tác giả.

 
Lại Vẫn Chuyện I Ngắn, Y Dài

NGUYỄN ĐÌNH HOÀ

Cách đây chừng ba năm, tôi có mạo muội đề nghị với Tạp chí “Thế Kỷ 21” là nên viết tên tờ báo đứng đắn đó là Thếkỉ 21. Tiếp đó, một độc giả của tờ tạp chí ấy có chỉ ra là trong cuốn từ điển Việt-Anh của chính tôi, nhan đề là Vietnamese-English Dictionary (Saigon: Bình Minh, 1959; Tokyo: Charles E. Tuttle, 1966), từ “thế kỷ” vẫn dùng con chữ “y dài”


<< Previous 1 2 Next >>