banner




GIỚI THIỆU SÁCH

Một Vài Cảm Nghĩ Khi Đọc Tập Thơ “Bó Hoa Cuối Mùa” Của Cố Tổng Thống Trần Văn Hương

Cố Tổng thống Trần Văn Hương thường được biết đến là một chính khách trong sạch, giàu khí tiết, một nhà lãnh đạo quan tâm đến những người được dìu dắt, và có tinh thần trách nhiệm cao. Khi Miền Nam bị thua trong cuộc chiến không chấp nhận chế độ cộng sản và sắp sụp đổ, ông từ khước lời mời di tản của Đại sứ Mỹ Graham Martin:

“Thưa Ngài Đi s, tôi biết tình trng hin nay rt là nguy him. Đã đến đỗi như vy, Hoa K cũng có phn trách nhim trong đó. Nay ông Đi s đến mi tôi ly hương, tôi rt cám ơn. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dt khoát li nước tôi. Tôi cũng dư biết cng sn vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau kh nhc nhã s trút xung đầu dân chúng min Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu ca h, tôi tình nguyn li để chia s vi h mt phn nào nim đau đớn ti nhc, nỗi thng kh ca người dân mt nước. Cám ơn ông Đại s đã đến thăm tôi.
 

Khi được nhà cầm quyền cộng sản đề nghị “trả lại quyền công dân,” ông cũng từ khước. Cựu Tổng thống VNCH Trần Văn Hương gửi bức thư sau đây đến các cấp lãnh đạo chính quyền cộng sản Việt Nam:

“… Hin nay vn còn my trăm ngàn nhơn viên chế độ cũ, c văn ln võ, t Phó Th tướng, Tng B trưởng, các tướng lãnh, quân nhân công chc các cp, các chính tr gia, các v lãnh đạo tôn giáo, đảng phái …, đang b tp trung ci to, rỉ tai thì “ngn hn” mà cho đến nay vn chưa thy được v.
“T
ôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo chánh ph Việt Nam Cộng Hòa, xin lãnh hết trách nhim mt mình. Tôi xin chánh ph mi th h v hết vì h là nhng người ch biết tha hành mng lnh cp trên, h không có ti gì c. Tôi xin chánh ph mi tha h v sum hp vi v con, còn lo làm ăn xây dng đất nước.
“Ch
ng nào nhng người tp trung ci to được v hết, chng nào h nhn được đầy đủ quyn công dân, chng đó, tôi s là người cui cùng, sau h, nhn quyn công dân cho cá nhân tôi” ¹.

Khi ông từ trần vào năm 1982, nhà cầm quyền cộng sản vẫn còn giam cầm mấy trăm ngàn quân, dân, cán, chính của VNCH. Cố Tổng thống Trần Văn Hương chấp nhận sống trong cảnh khó khăn và thiếu thốn. Tuy biết rất rõ rằng không nhận quốc tịch sẽ không có hộ khẩu, cuộc sống sẽ quẫn bách, ông vẫn khảng khái không nhận quốc tịch của nước CHXHCNVN.

Nhiều người không biết rằng cố Tổng thống Trần Văn Hương còn là một nhà thơ có tài. Ông từng có hai thi tập được xuất bản: Lao Trung Lãnh Vận (Những vần thơ lạnh làm trong tù), xuất bản lần đầu năm 1964, tái bản năm 1974, và Bó Hoa Cuối Mùa, xuất bản lần đầu năm 1965.

Những bài thơ trong Bó Hoa Cuối Mùa có thể chia làm 3 loại:

--Thơ sáng tác
--Thơ họa
--Thơ dịch.

Thơ sáng tác gồm những bài làm từ năm 1919 (khi tác giả 16 tuổi), theo dòng thời gian qua những bài trong thập niên 1920, 1930, tới những bài giữa thập niên 1960. Một số bài đáng chú ý, ghi dấu ấn thời cuộc của những năm 1945-1947. Những bài ấy cho thấy nhận thức của tác giả trước một số nhân vật và sự kiện lịch sử.

Trong phần thơ họa, đa số là những bài họa thơ của thân hữu, nhưng cũng có những bài họa loạt thơ đưa ra mỗi dịp đầu Xuân của thi sĩ Đông Hồ. Ông cũng họa hai bài thơ cảm khái của cựu hoàng Thành Thái, và có một bài họa bài thơ dùng những vần khá hóc hiểm của cụ Phan Khôi: bài “Viếng mộ ông Lê Chất” với những vần “vụt vù, chuông bu.”

Trong phần thơ dịch, chúng ta thấy những bài dịch thơ của các tác giả đời Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh, Sầm Tham, Thôi Hiệu, Trương Kế, loạt thơ vịnh Lưu Nguyễn nhập Thiên thai của Tào Đường… Thêm vào đó, cũng có những bài dịch thơ chữ Hán của Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, cùng bản dịch bài “Chí thành thông thánh” của Phan Châu Trinh.

Cố Tổng thống Trần Văn Hương đặt tên tập thơ là “Bó hoa cuối mùa,” có lẽ vì hầu hết các bài thơ của ông được làm theo thể Đường luật thất ngôn bát cú, một thể thơ với quy luật chặt chẽ, khiến số người tiếp tục dùng thể ấy để sáng tác không còn bao nhiêu.

So với bản in lần thứ nhất năm 1974, bản do kỹ sư Đoàn Kim Định và các bạn cho in lại năm 2022, gần 50 năm sau, có nhiều điểm đặc biệt.

Trước hết, qua “Lời Giới thiệu” của kỹ sư Đoàn Kim Định, chúng ta được biết đến sự ân cần và mối từ tâm cố Tổng thống Trần Văn Hương dành cho một học sinh xuất sắc lớp 11 (được phần thưởng “Học Sinh Xuất Sắc” và học bổng do Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục Quốc Gia do Phó Tổng thống Trần Văn Hương làm Chủ tịch tặng). Mời người học sinh ấy đến ăn cơm tại nhà khi còn là Phó Tổng thống, biết về hoàn cảnh khá đơn côi, ông coi người ấy như con cháu trong nhà, cho nhiều lời khuyên quý báu, cho theo ông về Vĩnh Long nhân ngày giỗ thân mẫu, khiến người học sinh ấy xúc động, thấy như trong mái ấm gia đình. Tình thân ấy khiến người nữ sinh có hoàn cảnh trở nên một nhân chứng lịch sử. Đến thăm ông trong những ngày cuối của Việt Nam Cộng Hòa, có lúc giữ nhiệm vụ một người cháu, bưng khay trà vào phòng làm việc cho ông, cô Kim Định nghe được lời nói của Tổng thống Trần Văn Hương với các sĩ quan Võ phòng, “Lương thực vũ khí cạn kiệt … nhưng ‘qua’ vừa phải từ chối đề nghị viện trợ, tiếp viện của Trung Cộng… Cho họ vào, cuộc chiến sẽ kéo dài trên lãnh thổ nước ta… Ngay cả khi chiến thắng, lúc nào đuổi họ ra được?” Chi tiết ấy quan trọng về phương diện lịch sử, và cho chúng ta biết thêm về nhân cách cùng lòng yêu nước, thương dân của cố Tổng thống Trần Văn Hương.

Theo nhà biên khảo George J. Veith trong cuốn Drawn Swords in a Distant Land : South Vietnam Shattered Dreams (New York : Encounter Books, 2021), tóm lược lại trong một bài viết đăng trên trang mạng của Wilson Center, thì trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975, đại diện của chính quyền Trung Hoa lục địa đã tiếp xúc với ông Nguyễn Xuân Phong, Trưởng phái đoàn cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa tại hòa đàm Paris, và nhờ tướng Paul Vanuxem của Pháp làm trung gian, để bắn tin với các nhà lãnh đạo ở Sài Gòn là nếu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lên tiếng yêu cầu, Bắc Kinh sẽ can thiệp, không cho Hà Nội toàn thắng. Một trong những điều họ đề nghị là hai sư đoàn nhảy dù của Hoa lục sẽ nhảy xuống phi trường Biên Hòa. Nếu chính quyền Sài Gòn đồng ý, họ sẽ đưa thêm quân. Trong tập hồi ký được xuất bản sau khi về Pháp, tướng Vanuxem cũng nhắc đến chuyện ấy, và cho rằng các nhà lãnh đạo ở Sài Gòn lúc đó đã “không có khả năng đón nhận những cánh cửa sẵn sàng mở rộng ra và sẽ cứu vãn được tất cả” ²:

https://www.wilsoncenter.org/blog-post/china-and-fall-south-vietnam-last-great-secret-vietnam-war

Nhưng cố Tổng thống Trần Văn Hương đã từ chối trước đề nghị của Trung Cộng. Theo ông, thà chịu thua những người Việt ở bên kia vĩ tuyến và ở lại để “chia sẻ với dân chúng một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước,” chứ không đồng ý cho Trung Cộng đem quân vào.

Chúng ta có thể nói rằng tập Bó Hoa Cuối Mùa của cố Tổng thống Trần Văn Hương, nhất là bản do kỹ sư Đoàn Kim Định và các bạn cho in lại năm 2022, vừa có giá trị văn chương, vừa có giá trị lịch sử. Tập thơ ấy nên được trang trọng đón nhận trong tủ sách của những người Việt biết đến lòng yêu nước, thương dân.

California, ngày 18 tháng 12-2022
Trần Huy Bích


  1. Trần Đông Phong. Việt Nam Cộng Hòa: 10 Ngày Cuối Cùng (Fountain Valley, CA : Nam Việt, 2006), trang 352-355.
  2. Vanuxem, Paul. La Mort du Vietnam (Paris : Editions Nouvelle Aurore, 1975), p. 26, 61.